tainguyenrung
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

tainguyenrung

Hãy góp phần bảo vệ những cánh rừng bằng cách chia sẽ với chúng tôi những gì bạn biết và những điều bạn cần giúp đỡ.
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Rừng “chết” còn gấp nhiều lần

Go down 
Tác giảThông điệp
chutieu
Đại úy Lâm nghiệp
Đại úy Lâm nghiệp
chutieu


Tổng số bài gửi : 115
Join date : 07/08/2010

Rừng “chết” còn gấp nhiều lần Empty
Bài gửiTiêu đề: Rừng “chết” còn gấp nhiều lần   Rừng “chết” còn gấp nhiều lần I_icon_minitimeTue Aug 10, 2010 10:35 am

Sau khi Báo SGGP đăng loạt bài phóng sự điều tra “Thực trạng các vườn quốc gia: Rừng… chết”, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía bạn đọc và các cơ quan chức năng. Đáng chú ý là ý kiến của chính những người đang được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng - đều cho rằng: Thực trạng “rừng chết” còn gấp nhiều lần so với những gì mà báo phản ánh.

Rừng “chết” còn gấp nhiều lần Images338318pharung

Chị Lê Thị Tuyết Vân (trái) trong một vụ phát hiện gần 10m³ gỗ quý bị lâm tặc đốn hạ tại Tiểu khu 441


ĐOÀN XUÂN THIỆN, Phó ban Quản lý xây dựng cơ bản Vườn quốc gia Yok Đôn:
Nhiều vụ phá rừng không được làm sáng tỏ

Tình trạng lâm tặc ngang nhiên vào rừng cấm của Vườn quốc gia Yok Đôn khai thác, cướp đi hàng ngàn mét khối gỗ quý đã xảy ra từ lâu. Thống kê từ năm 2005 đến nay đã có hàng chục bài báo phản ánh về thực trạng tàn sát rừng Vườn quốc gia Yok Đôn, song rừng không được bảo vệ nghiêm ngặt mà còn bị tàn sát với mức độ khốc liệt hơn, ngang nhiên hơn, bất chấp dư luận và cả công luận lên tiếng.

Trước tình hình trên, tôi và một số cán bộ, nhân viên kiểm lâm vườn đã nhiều lần viết đơn kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Đắc Lắc, Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ Công an cần sớm có các biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ lâm tặc, kể cả những cán bộ có chức quyền của huyện Buôn Đôn đã tiếp tay cho lâm tặc phá rừng.

Thế nhưng, những vụ việc mà chúng tôi đưa ra và cả báo chí phản ánh không được làm sáng tỏ. Thậm chí, nhiều cán bộ và người dân mạnh dạn tố cáo những việc làm sai trái này còn bị bọn lâm tặc đe dọa hành hung; và một số cán bộ có trách nhiệm của huyện Buôn Đôn và tỉnh Đắc Lắc còn có thái độ trù dập, quy chụp người tố cáo…

Chúng tôi dẫn chứng ra đây nhiều vụ phá rừng mà báo chí và người dân phát hiện, lên tiếng nhưng đã “chìm xuồng” một cách khó hiểu.

Vụ thứ nhất: Vào ngày 7-5-2008, kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn phát hiện 7 đối tượng thâm nhập vào Tiểu khu 456 thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, đốn hạ 22 cây giáng hương với khoảng 25m³. Vụ việc được lập biên bản chuyển giao Công an huyện Buôn Đôn điều tra khởi tố theo luật định, nhưng không hiểu sao đã “chìm xuồng” và hàng chục mét khối gỗ tang vật trở thành “gỗ vô chủ” (!?).

Vụ thứ hai xảy ra vào đêm 29-6-2009, gần chục tên lâm tặc bao vây, hành hung 2 cán bộ kiểm lâm khi bị phát hiện vận chuyển hàng chục mét khối gỗ quý ra khỏi vườn. Không những thế, chúng còn ngang nhiên phá hoại phương tiện của vườn và tổ chức cướp tang vật bị thu giữ. Đối tượng chủ mưu trong vụ này được xác định là Nguyễn Đức Chương, ngụ buôn Ea Mar, xã Krong Na (huyện Buôn Đôn). Thế nhưng, vụ việc sau đó cũng “chìm xuồng”, mặc dù Công an huyện Buôn Đôn đã thụ lý điều tra và báo chí đã vào cuộc phanh phui hành động phá rừng của đối tượng này.

Một số vụ việc nổi cộm khác xảy ra vào ngày 8-1-2010, 21-1-2010, 19-3-2010… với hàng trăm mét khối gỗ quý được kiểm lâm và người dân phát hiện, bắt giữ, chuyển giao cho Công an huyện Buôn Đôn xử lý, song từ đó đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Đó là những vụ phá rừng lớn bị phát hiện. Trên thực tế còn hàng trăm vụ phá rừng nhỏ lẻ diễn ra hàng ngày nhưng không xử lý triệt để, càng gây sự bức xúc trong nhân dân.

LÊ THỊ TUYẾT VÂN, cử tri xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc:
Chính quyền buông lỏng quản lý, rừng còn “cạn máu”

Với tư cách là đại diện của cử tri xã Krông Na, trong các cuộc tiếp xúc với đại biểu HĐND huyện, tỉnh và đại biểu Quốc hội, tôi đã nhiều lần phản ánh về thực trạng rừng Vườn quốc gia Yok Đôn đang bị xâm hại đến mức nghiêm trọng. Thế nhưng, vẫn không có một cơ quan có trách nhiệm nào của huyện Buôn Đôn và tỉnh Đắc Lắc xem xét, làm rõ. Trong đó có vụ vận chuyển trái phép 12m³ gỗ được cho là của Vườn quốc gia Yok Đôn. Tôi đã trực tiếp báo cáo với Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn vụ việc này, song đã gần một năm qua vẫn không thấy xử lý.

Theo tôi, do chính quyền địa phương buông lỏng công tác quản lý và do không xử lý kiên quyết các vụ việc sai phạm, dẫn đến bọn lâm tặc bất chấp pháp luật. Hàng ngày tận mắt chứng kiến lâm tặc ngang nhiên tàn phá, khai thác gỗ quý hiếm trong vườn quốc gia, chúng tôi đành bất lực đứng nhìn và càng bức xúc hơn khi thấy chính quyền địa phương từ xã đến huyện, tỉnh đều không có một biện pháp kiên quyết nào để bảo vệ rừng, bảo vệ những cán bộ kiểm lâm và những người dân như chúng tôi dám đứng lên tố cáo các hành vi phá rừng của lâm tặc. Đây là nguyên nhân dẫn đến thực trạng rừng tại Vườn quốc gia Yok Đôn đang từng ngày, từng giờ “cạn máu”.

NGUYỄN VĂN QUẢNG, ngụ phường 13, quận 3 TPHCM:
Cần nghiêm trị những kẻ phá rừng

Đọc loạt bài “Thực trạng các vườn quốc gia: Rừng… chết”, tôi thấy đúng với thực trạng nạn xâm hại rừng tại các vườn quốc gia hiện nay đang đến mức báo động đỏ. Trong một chuyến du lịch tham quan động Phong Nha, tôi tận mắt chứng kiến cảnh mua bán công khai thịt thú rừng tại chợ Xuân Sơn như báo phản ánh.

Nơi đây là một “khu chợ đầu mối” thịt thú rừng đúng nghĩa. Tôi thấy nhiều xe du lịch mang biển số các tỉnh miền Trung, miền Bắc thản nhiên vào “ăn hàng” tại các quán cơm dọc hai bên đường. Nhiều loài thú quý hiếm như voọc, vượn, sơn dương… được xẻ thịt mời công khai các bác tài và du khách mua về làm quà.

Điều đáng nói, “khu chợ đầu mối” này chỉ cách Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, UBND xã Xuân Sơn chỉ vài trăm mét. Và khu chợ này tồn tại nhiều năm qua nhưng vẫn không ai xử lý.

Tôi thiết nghĩ, chính quyền các cấp và nhất là các cơ quan có trách nhiệm cần có biện pháp mạnh hơn nữa đối với bọn phá rừng, làm hủy hoại nguồn tài nguyên vô giá của đất nước. Trên hết, đó là pháp luật cần nghiêm trị với các hành vi xâm hại động thực vật rừng quý hiếm. Cần tiến hành điều tra và đưa ra xét xử công khai với mức án thật nặng đối với những đường dây phá rừng có tổ chức, có sự cấu kết với một số cán bộ mất phẩm chất đang được giao nhiệm vụ quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng quý giá của đất nước.

HOÀI NAM (tổng hợp)

Về Đầu Trang Go down
 
Rừng “chết” còn gấp nhiều lần
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
tainguyenrung :: Tin nóng Tài nguyên rừng 24h-
Chuyển đến