tainguyenrung
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

tainguyenrung

Hãy góp phần bảo vệ những cánh rừng bằng cách chia sẽ với chúng tôi những gì bạn biết và những điều bạn cần giúp đỡ.
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Dự án bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ “chết yểu” nếu...

Go down 
Tác giảThông điệp
chutieu
Đại úy Lâm nghiệp
Đại úy Lâm nghiệp
chutieu


Tổng số bài gửi : 115
Join date : 07/08/2010

Dự án bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ “chết yểu” nếu... Empty
Bài gửiTiêu đề: Dự án bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ “chết yểu” nếu...   Dự án bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ “chết yểu” nếu... I_icon_minitimeTue Aug 17, 2010 9:10 am

(Dân trí) - Nguy cơ bị nhà tài trợ rút vốn trong dự án bảo tồn lớn nhất Việt Nam buộc tỉnh Quảng Bình phải có những động thái kiện toàn triệt để hoạt động của Ban Quản lý dự án (BQLDA) nếu không muốn dự án “chết yểu”.
>> Dự án bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng có nguy cơ bị rút vốn
Việc dự án bị đình đốn khi chưa thực hiện được mục tiêu cụ thể nào và sự quay lưng của nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ (NGO) khiến công tác bảo tồn di sản TNTG Phong Nha - Kẻ Bàng (PN-KB) nói chung và hy vọng sinh kế bền vững của người dân 13 xã vùng đệm bị đe dọa.

Dự án bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ “chết yểu” nếu... A4bpnkb1682010

Dự án được kỳ vọng tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG PN-KB (Ảnh: website VQG PN-KB).


Nhà tài trợ, đối tác quay lưng

Theo báo cáo tình hình hoạt động đến ngày ngày 10/8/2010, BQLDA cho rằng một trong những khó khăn của dự án là mãi đến 5/5/2010 Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) mới thông qua kế hoạch hoạt động và kế hoạch ngân sách 6 tháng đầu năm 2010 dù UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt các kế hoạch này từ đầu năm.

Tuy nhiên, BQLDA đã không nêu rõ nguyên nhân của sự chậm trễ này bởi trước đó KfW đã nhiều lần có các công thư gửi UBND tỉnh, Sở KH-ĐT Quảng Bình và BQLDA nêu 4 vấn đề còn tồn đọng cần giải pháp từ phía BQLDA.

Các vấn đề KfW đưa ra là: các tổ chức NGO chưa tham gia vào các cuộc khảo sát đa dạng sinh học do BQLDA làm trái các thỏa thuận trước đó; thiếu vốn đối ứng khiến không huy động được cán bộ VQG PN-KB tham gia lập kế hoạch quản lý Vườn; BQLDA không có phản ứng hữu hiệu về việc đốt rừng và phát quang rừng tự nhiên vùng đệm; thiếu sự chủ động và quản lý dự án.

Mãi đến ngày 15/7, UBND tỉnh Quảng Bình mới có công văn yêu cầu các lâm trường quốc doanh và nhân dân địa bàn 13 xã vùng đệm không được dùng phương pháp đốt để xử lý thực bì. Tương tự, đến tháng 8/2010, nguồn vốn đối ứng của tỉnh vẫn chưa đủ so với dự toán.

Một rắc rối khác của dự án bảo tồn lớn nhất nước là đến nay, BQLDA và các tổ chức NGO (FFI, CZ và FZS) được thuê khảo sát đa dạng sinh học vẫn chưa thống nhất được thời gian và phạm vi thực hiện các cuộc điều tra dù kinh phí thực hiện 105.000 euro đã được phê duyệt từ lâu.

Lý do mà các NGO đưa ra là thiếu nguồn nhân lực, tuy nhiên sự thiết thực của cách lý giải này vẫn là dấu hỏi vì cùng thời gian này các NGO nói trên vẫn tiến hành ở PN-KB với tiến độ tốt.

Về nâng cao tính tự chủ của BQLDA, một yêu cầu mà KfW nhấn mạnh tầm quan trọng “đặc biệt”, vẫn chưa được giải quyết vì trước đó, thay vì bổ nhiệm một lãnh đạo Sở KH-ĐT làm Giám đốc BQLDA như cam kết với KfW, UBND tỉnh Quảng Bình đột ngột bổ nhiệm một trưởng phòng của sở đảm nhận chức danh này, dẫn đến thực trạng BQLDA không thể quán xuyến nổi các hoạt động của dự án.

Vì thế, có thể thấy rằng mấu chốt của những vướng mắc nằm ở chính sự thiếu tự chủ của BQLDA và những phản ứng tích cực, kịp thời của tỉnh Quảng Bình trong thực hiện các cam kết ban đầu với nhà tài trợ, khiến cả nhà tài trợ lẫn các tổ chức NGO “mếch lòng” không phê duyệt các kế hoạch cũng như thu hồi khoản kinh phí đã cấp nhưng không được giải ngân kịp thời.

Người “thổi còi” cũng phải “đá bóng”

Trong cuộc họp ngày 24/6/2010 giữa HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình và KfW, UBND tỉnh Quảng Bình đã giải thích về việc thay đổi giám đốc BQLDA, điều mà KfW khẳng định là “làm trái thỏa thuận” và được cho là điểm mấu chốt phát sinh mọi vướng mắc.

Ông Trần Công Thuật - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, trưởng Ban chỉ đạo Dự án cho biết: “Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc Sở KH-ĐT làm luôn công việc quản lý dự án là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

Tuy nhiên, một lãnh đạo tỉnh cũng thừa nhận đã không có sự thống nhất cao trong UBND tỉnh khi đưa ra quyết định cử một trưởng phòng làm giám đốc BQLDA, bởi trước đó UBND tỉnh Quảng Bình đã cam kết với KfW sẽ bố trí lãnh đạo Sở KH-ĐT làm giám đốc BQLDA.

Tại cuộc họp cũng như trong các công thư, KfW đã đề xuất chuyển BQLDA trực thuộc UBND tỉnh để tăng tính tự chủ trong các hoạt động. UBND tỉnh Quảng Bình cũng thừa nhận BQLDA hiện nay không thể đáp ứng yêu cầu của dự án.

Đến nay, UBND tỉnh Quảng Bình đã đưa ra 2 phương án: giữ nguyên BQLDA thuộc Sở KH-ĐT và bổ nhiệm một lãnh đạo Sở làm Giám đốc BQLDA như cam kết ban đầu hoặc chuyển BQLDA trực thuộc UBND tỉnh như đề xuất của KfW

“Đưa Dự án về UBND tỉnh, trong đó có sự tham gia của nhiều Sở, ngành như KH-ĐT, NN&PTNT là một phương án đáng xem xét, nhưng như thế thì bộ máy quản lý dự án sẽ phình to ra”, một lãnh đạo tỉnh Quảng Bình phát biểu. Cần nói thêm, trước khi quyết định giao cho Sở KH-ĐT làm chủ dự án, cả Sở NN&PTNT, VQG PN-KB và huyện Bố Trạch đều từ chối vai trò này.

Trong công thư ngày 23/7, KfW nói “đang mong đợi những thông tin tiếp theo” của UBND tỉnh Quảng Bình về việc này. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cần có quyết định dứt khoát về “địa vị pháp lý” của BQLDA cũng như sự tham gia của những cá nhân cụ thể trong Ban để tránh đẩy Dự án đi vào ngõ cụt, điều mà các bên tham gia dự án và người dân hưởng lợi ở 13 xã vùng đệm không mong muốn.

Theo ông Nguyễn Viết Thạo - Giám đốc BQLDA hiện nay: theo dự án, từ năm 2008 - 2016 sẽ thực hiện giao đất, giao rừng và mở tài khoản cho người dân để thực hiện mục tiêu trồng mới, khoanh nuôi tái sinh 4.250 ha và giao rừng cộng đồng hơn 11.000 ha.

Trong đó, kế hoạch trồng mới và khoanh nuôi năm 2010 là 600 ha nhưng đến nay chưa trồng được ha rừng nào vì chưa đến mùa vụ. Một khó khăn khác là công tác ươm giống cây bản địa gặp khó khăn (cây chết, sâu bệnh). Trong khi đó, nguồn ngân sách đối ứng cho dự án đã lên tới gần 6 tỷ đồng, lớn gấp đôi khoản giải ngân được từ nguồn vốn tài trợ (114.000 euro)!.


Hồng Kỹ
Về Đầu Trang Go down
 
Dự án bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ “chết yểu” nếu...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
tainguyenrung :: Hình ảnh và bình luận :: Tình hình tài nguyên-
Chuyển đến